Doanh nghiệp cần lưu ý: Từ ngày 01/7/2018 Doanh nghiệp sẽ bị “xử lý” khi Người lao động chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên

admin
07/08/18
0
122 lượt xem

Ngày 16/7/2018 Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 SĐ, BS quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN. Theo đó:

Tại Khoản 4 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 quy định:

Các đối tượng dưới đây khi chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì đơn vị sử dụng lao động (NLĐ) bị xử lý theo quy định của pháp luật:

  1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành Hợp tác xã hưởng tiền lương, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 3 Điều 4.
  2. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
  3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
  4. Đối tượng do người lao động, Công an đơn vị, địa phương đóng BHYT:

+ Công dân được tạm tuyển trước khi chính thức được tuyển chọn vào Công an nhân dân.

+ Công nhân Công an.

+ Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên.

(Đội ngũ Luật sư, Luật gia đến từ Công ty Luật Công Khánh chuyên hỗ trợ pháp lý thường xuyên, theo vụ việc cho nhiều Doanh nghiệp, Người lao động)

          Trường hợp các đối tượng nêu trên chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì Người sử dụng lao động bị xử lý như sau:

1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế; 

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

Với quy định mới như trên, ràng buộc hơn nữa trách nhiệm của Người sử dụng lao động (Doanh nghiệp) trong việc thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, …

Đây được xem là quy định mới có lợi cho Người lao động, Người lao động cần biết để thực hiện quyền của mình.

Căn cứ pháp lý:

– Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 SĐ, BS quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN;

– Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN;

– Điều 49 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung 2014.

CVPL: Nguyễn Văn Tứ

Mọi thắc mắc/yêu cầu từ Qúy vị vui lòng liên hệ theo thông tin liên lạc sau:

CÔNG TY LUẬT CÔNG KHÁNH

Địa chỉ: Số 33 Trường Chinh, thành phố Huế

Điện thoại: 0898.200.234 – 0934.86.6556 (Luật sư Công Hạnh)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *