LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHẤM DỨT VIỆC NUÔI CON NUÔI

admin
29/08/20
0
133 lượt xem

Căn cứ pháp lý chấm dứt quyền nuôi con nuôi?

Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010

Khi nào được quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi?

 

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể:

  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
  • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
  • Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
  • Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
  • Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
  • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
  • Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Chủ thể nào có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi?

1. Cha mẹ nuôi.

2. Con nuôi đã thành niên.

3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.

4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

Thủ tục thực hiện chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi:
    “a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
    b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
    c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
    d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
    đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
    e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
    g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.”
  • Chứng minh nhân dân;
  • Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Các tài liệu khác chứng minh cho yêu cầu của mình hợp pháp.

Bước 2: Gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chủ thể yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hoặc người được nhận làm con nuôi cư trú hoặc làm việc. Nếu căn cứ chấm dứt việc nhận con nuôi là hợp pháp, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có): Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.

Lệ Phí giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là bao nhiêu?

Mức lệ phí phải nộp là 300.000 đồng khi giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

???? ????? ??? ????
???????: http://congkhanhluat.vn/
???????: https://www.facebook.com/congkhanhlawfirm/

?????: lienhe@congkhanhluat.vn
???????: 0898.200.234
???????: 33 Truong Chinh Street, Xuan Phu Ward, Hue City, Thua Thien Hue Province, Vietnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *